Từ khi tôi bước chân vào con đường giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy và học ngoại ngữ, cuộc hành trình của tôi đã trải qua những biến động đầy sức hút và thách thức. Từ giáo viên Trường Đại học Hà Nội đến vị trí đại diện cho tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới về IELTS, cuộc đời tôi đã tràn ngập hạnh phúc với những “món quà” đặc biệt.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Hà Nội vào năm 1997, tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại cùng ngôi trường mà tôi từng học. Những năm đầu tiên trong nghề giảng dạy đã là một thách thức mới, nhưng tôi đã đối mặt với nó với tinh thần học hỏi và nhiệt huyết. Kinh nghiệm này giúp tôi phát triển kỹ năng linh hoạt trong việc quản lý lớp học và giảng dạy cho sinh viên với các cấp độ khác nhau.
Nhưng với mong muốn không ngừng phát triển và khám phá những điều mới mẻ đã dẫn dắt tôi sang một lĩnh vực mới – làm Biên tập viên Truyền hình. Điều này cho phép tôi bước chân ra thế giới, gặp gỡ các chuyên gia và tham gia vào các khóa đào tạo chuyên môn. Mặc dù tôi đam mê công việc này, nhưng tôi vẫn luôn giữ sự quan tâm sâu sắc đối với lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong việc giảng dạy và học tiếng Anh.
Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ cấp 3, môn học ít người lựa chọn thời của tôi bấy giờ. Với niềm yêu thích ngôn ngữ, tôi đã đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh về tiếng Anh, rồi trải qua 4 năm học đại học, trở thành giáo viên tại trường đại học Hà Nội, …Vinh dự là người có nền tảng tiếng Anh bài bản, nhưng khi bước chân ra thế giới, tôi lại gặp nhiều trở ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ, thiếu phản xạ, rụt rè, thiếu tự tin, và phải mất một thời gian lâu sau đó tôi mới có thể bắt kịp được với ngôn ngữ của người bản địa.
Không chỉ riêng mình tôi gặp phải trở ngại trong việc sử dụng tiếng Anh như vậy, mà ngay cả những người bạn Việt Nam đi ra nước ngoài như tôi cũng có rơi vào tình trạng tương tự.
Nhưng khi quan sát và nói chuyện với những người bạn nước ngoài đến từ các nước nói tiếng là không phải là tiếng mẹ đẻ khác, họ sử dụng tiếng Anh tốt hơn người Việt chúng tôi rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra là người Việt dạy và học tiếng Anh thế nào? tại sao lại không ứng dụng được vào thực tế? trong khi thời gian để học một ngoại ngữ thường kéo dài cả chục năm, tốn kém chi phí mà vẫn không đạt được kỳ vọng như mong muốn. Thậm chí việc học tiếng Anh còn đi sâu vào tâm thức của người Việt là học ngoại ngữ phải học cả đời…
Nỗi trăn trở về việc dạy và học ngoại ngữ đã thôi thúc tôi tìm hiểu về cách học ngoại ngữ ở các nước khác nhau, trong đó có hơn 10 nước nơi tôi đã từng đi qua. Tôi nói chuyện, chia sẻ về việc dạy và học ngoại ngữ với những người bạn nước ngoài mà tôi gặp gỡ trong các cuộc hội thảo quốc tế hay tại những chương trình học tập mà tôi từng tham dự, …với mong muốn tìm được một mô hình học tập tiếng Anh hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí mang về nước giúp cho các bạn trẻ Việt Nam giống như tôi có thể dễ dàng tự tin hội nhập với thế giới.
Và sau hơn 10 năm tìm kiếm, ước mơ của tôi cũng đã trở thành hiện thực vào năm 2017. Cuộc đời của tôi cũng bước sang một trang mới: Tôi vừa đảm nhận công việc tại Truyền hình Thông tấn, quản lý hơn 20 kênh truyền hình nước ngoài phát sóng ở Việt nam vừa làm đại diện cho IELTS 9.0 tại Việt Nam – Tổ chức giáo dục chuyên đào tạo về IELTS số 1 thế giới có trụ sở tại Philippines với hơn 40 cơ sở tại nước này. Niềm tự hào nhưng cũng đầy thách thức đang chờ đợi tôi ở phía trước.
Cơ duyên đó tôi gọi là “Món quà IELTS 9.0”. Nó được bắt đầu từ một lần tôi nói chuyện với giáo sư người Canada, tôi đã chia sẻ với giáo sư về việc người Việt học tiếng Anh vất vả như thế nào và đề nghị giáo sư giúp đỡ tìm người bản địa dạy tiếng Anh đưa sang Việt Nam với mong muốn giúp cho nhiều bạn trẻ Việt Nam được học trong môi trường nói tiếng Anh đạt chuẩn và có thể sử tự tin dụng tiếng Anh có phản xạ, tự nhiên như họ.
Nghe thấy thế, giáo sư mới cười và nói: “cô không hiểu gì về đào tạo ngoại ngữ cả”
Tôi ngơ ngác không hiểu sao giáo sư lại nói vậy. Trong thâm tâm tôi nghĩ người bản địa dạy ngoại ngữ là rất đúng và họ còn ‘Tây’ nữa, nên các em học sinh sẽ rất thích.
Tôi liền hỏi lại: “Tại sao?” và được giáo sư giải thích: Những người bản địa chỉ là những người nói tiếng Anh nhưng họ không phải là giáo viên, họ không có chuyên môn sư phạm làm sao dạy học được? Hơn nữa, ở các nước nói tiếng Anh thì không ai có nhu cầu học tiếng Anh hay IELTS cả, chỉ người ở nước ngoài muốn vào các nước nói tiếng Anh để học tập, làm việc hoặc định cư thì mới cần học tiếng Anh hay IELTS để vào các nước nói tiếng Anh.
Tôi gật gù, giáo sư nói đúng. Cũng giống như tôi chỉ có thể dạy con tôi nói đơn giản, giao tiếp thông thường khi chúng còn nhỏ. Đến khi con cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn chỉ, đúng bài bản, chuyên sâu hơn thì tôi không thể dạy chúng mà phải nhờ đến các thầy cô ở trường. Nhờ đó tôi mới hiểu tại sao tôi cho con tôi học tiếng Anh với người Mỹ từ năm này qua năm khác, tốn công nhiều của nhưng trình độ tiếng Anh của con vẫn cứ lẹt đẹt.
Sau đó, giáo sư cũng bày tỏ mong muốn giúp đỡ tôi và nói, ông biết một nơi đào tạo IELTS nổi tiếng thế giới tại Philippines, có rất nhiều học sinh được điểm IELTS 8.0- 9.0. Tôi tròn mắt ngạc nhiên, ở Việt Nam chỉ mơ đến điểm 6.0-7.0 đã rất khó rồi.
Và tôi được giáo sư kết nối, viết thư tiến cử đến gặp chủ tịch của IELTS 9.0 Philippines- người sở hữu 4 điểm 9.0 IELTS và đội ngũ giáo viên cũng đều có band điểm 9.0 IELTS.
Cuộc đời của tôi đã bước sang một trang mới khi tôi sang Philippines tìm hiểu về việc dạy và học ngoại ngữ tại nước này. “”Philippines- Trung tâm của các trung tâm đào tạo tiếng Anh”, có rất nhiều người nước ngoài từ các nước trong khu vực Châu Á như Nhật, Hàn, Trung Quốc, Nga, Việt Nam,… đến đây để du học tiếng Anh, và người Philippines thì đi khắp thế giới để dạy tiếng Anh. Người Phi thường nói “đặc sản” của đất nước họ chính là tiếng Anh. Họ kiếm sống từ tiếng Anh và làm giàu từ tiếng Anh.
Sau khi tìm hiểu, gặp chủ tịch IELTS 9.0 tại Philippines và đàm phán, cuối cùng chúng tôi cũng ký được hợp đồng và được chủ tịch IELTS 9.0 Philippines đồng ý cử giáo viên sang hỗ trợ để phát triển ở Việt Nam – Chương trình đào tạo tiếng Anh/IELTS 9.0 thực hành học không giới hạn với 2 mô hình lớp học gồm lý thuyết và coaching 1:1. Đây có lẽ là một trong những “món quà” lớn nhất trong cuộc đời tôi mà đến nằm mơ tôi cũng không dám mơ tới.
Ngoài “món quà IELTS 9.0”từ Philippines, chúng tôi lại nhận được thêm một “món quà” nữa từ giáo sư người Canada. Mô hình lớp học:Managing với “Bút đen- Bút đỏ” giúp học sinh thuộc bài tại ngay sau 1 giờ học, đặc biệt hiệu quả với sinh lười, thiếu động lực, thiếu tự giác trong học tập và phương pháp Quản lý chất lượng theo KPI 3 chiều từ Canada giúp kiểm soát được sự tiến bộ của học sinh trong suốt lộ trình học, chi tiết trên từng giờ học, ngày học và tuần học.
Cũng nhờ 2 món quà này gộp lại, học viên học chương trình IELTS 9.0 tại Việt Nam đạt kết quả nhanh hơn bất cứ một chương trình học nào khác mà tôi biết. Họ đạt mục tiêu 6.5 IELTS hoặc cao hơn, thành thạo tiếng Anh như người bản địa chỉ sau 3-6 tháng nếu có trình độ cơ bản, còn nếu học viên có trình độ từ số 0, mất gốc thì thời gian học cũng không quá 1 năm. So với cách học truyền thống người học thường phải mất 10 năm hoặc lâu hơn.
Và ngay cả trong đại dịch Covid-19 khi hầu hết các trung tâm đào tạo ngoại ngữ đóng cửa thì IELTS 9.0 lại càng khẳng định được vị thế của nó nhờ chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao từ phương thức học trực tiếp – trực tuyến kết nối song song.
Biết ơn đến“món quà” đầy ý nghĩa này và thay vì giữ nó làm của riêng mình, chúng tôi mong muốn trao tặng nó đến cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam, để các bạn tự tin sánh vai với bạn bè quốc tế, để các bạn có cuộc sống thành công hơn, chất lượng hơn và hạnh phúc hơn trong tương lai của mình.
MINH HIẾU- ĐẠI DIỆN IELTS 9.0 TẠI VIỆT NAM
VOV phỏng vấn Đại diện IELTS 9.0 tại Việt Nam